Khoa Dược TTYT Vạn Ninh được hình thành và phát triển theo sự lớn mạnh của TTYT Vạn Ninh. Khoa Dược được kế thừa và tiếp quản từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chính thức thành lập vào ngày 21/7/1990. Hiện nay khoa Dược hoạt động dựa trên quy chế công tác khoa dược được ghi trong quyển “QUY CHÊ BỆNH VIỆN” ban hành theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y tế số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/09/1997, trang 221, quyển in lần thứ 2 - năm 2001, NXB Y học- Hà Nội.
1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC:
1.1 Theo dõi nhu cầu sử dụng thuốc, hóa chất và y cụ (sau đây gọi tắt là thuốc) của các khoa phòng tại bệnh viện trong tháng, dự toán và lập kế hoạch số lượng và chủng loại các thuốc hóa chất y cụ cho các tháng tiếp theo.
1.2 Pha chế 1 số hóa chất cận lâm sàng để dùng trong bệnh viện.
1.3 Là cơ quan tham mưu cho Giám Đốc trong việc quản lý chi phí cũng như sử dụng thuốc – hóa chất – y cụ hợp lý an toàn.
1.4 Kiểm tra và tham gia kiểm tra việc sử dụng thuốc – hóa chất – y cụ hợp lý; an toàn; hiệu quả và kinh tế trong bệnh viện.
1.5 Bảo quản tốt thuốc, hóa chất và y cụ đúng như yêu cầu của nhà sản xuất cũng như các quy chế chuyên môn; đảm bảo chất lượng của thuốc, hóa chất và y cụ sử dụng trong bệnh viện.
1.6 Cấp phát và đưa thuốc, vật tư y tế đến các khoa lâm sàng.
1.7 Kiểm tra, theo dõi định kỳ điều kiện bảo quản, số lượng, chất lượng, hạn dùng các loại hóa chất, y cụ và thuốc tại các tủ thuốc trực của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.8 Thực hành dược lâm sàng: tham gia tư vấn, góp ý sử dụng thuốc trong điều trị theo phương châm đúng người, đúng bệnh, đúng dạng dùng, đúng liều dùng, đúng thời gian dùng và đúng khoảng cách giữa các liều. Tham gia bình bệnh án trong các buổi sinh hoạt khoa học. Cùng với các khoa lâm sàng giám sát và hướng dẫn bệnh nhân phòng tránh tác dụng có hại của thuốc (ADR), lập báo cáo gởi về bộ Y tế.
1.9 Tham gia hội đồng Thuốc và Điều trị; thực hiện thông tin thuốc trong bệnh viện, góp phần tạo ra nguồn thông tin khách quan, khoa học phi thương mại.
1.10 Là cơ sở thực tập cho trường cao đẳng y tế Khánh Hòa.
2. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA KHOA DƯỢC:
2.1 Tổ chức:
- Tổng số nhân viên: 11
* Trong đó:
• Dược sỹ trung học: 9;
• Dược tá: 01;
• KTV thiết bị y tế: 01
Được phân bổ vào các bộ phận sau:
• Bộ phận kho: Kho điều trị ngoại trú BHYT, Kho điều trị nội trú, Kho các chương trình y tế quốc gia. Các kho có nhiệm vụ thực hiện quy trình “thực hành tồn trữ tốt”(GSP - Good Storage Practice), tham gia dự trù thuốc, y cụ và hóa chất phục vụ nhu cầu điều trị của các khoa phòng.
• Bộ phận Dược lâm sàng: tham gia tư vấn, góp ý sử dụng thuốc cho bác sỹ, y tá, điều dưỡng, bình bệnh án, tham gia hoạt động thông tin thuốc, giám sát và hướng dẫn phòng tránh tác dụng có hại của thuốc (ADR) cho y tá điều dưỡng. Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân bảo hiểm ngoại trú.
• Bộ phận đưa thuốc đến các khoa lâm sàng: có nhiệm vụ nhận thuốc và đưa thuốc đến các khoa lâm sàng
2.2 Nhân sự:
- Phó trưởng khoa: Ds. Nguyễn Thị Thanh Lệ
- Bộ phận kho:
1. Ds. Huỳnh Thị Kiều
2. Ds. Nguyễn Thị Thao
3. Ds. Trần Thị Diễm
4. Ds. Nguyễn Thị Thanh
5. Ds. Võ Thị Quốc Oanh
6. Ds. Nguyễn Thị Thu Hà
- Bộ phận đưa thuốc đến khoa lâm sàng:
1. Ds. Nguyễn Thành Việt
- Sữa chữa thiết bị y tế:
1. KTV. Nguyễn Cao Thạch
- Đang học tập nâng cao chuyên môn :
1. Ds. Võ Diệp Quốc Tú,
2. DT. Lê Thị Hạnh
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
1. Về quản lý: Tham gia cùng hội đồng Thuốc & Điều trị xây dựng danh mục và quy tắc sử dụng thuốc trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
2. Về bảo quản tồn trữ: thực hiện quy trình “thực hành tốt tồn trữ” thuốc. Đảm bảo thuốc được bảo quản ở điều kiện tối ưu, đạt chất lượng tốt nhất khi vào cơ thể bệnh nhân.
3. Về dược lâm sàng: tham gia góp ý điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng và cho bệnh nhân. Tham gia nêu ý kiến về việc sử dụng thuốc trong các buổi bình bệnh án và kiểm thảo tử vong do bệnh viện tổ chức.
4. Về đào tạo: tổ chức tự đào tạo đều đặn cho các nhân viên trong khoa về dược lý, dược lâm sàng hướng dẫn các học sinh thực tập có hiệu quả.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc về dược cho bệnh nhân; từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
2. Mỗi khoa điều trị có một dược sỹ lâm sàng chuyên trách chia sẻ trách nhiệm vê dược với khoa phòng bạn.
"Nhanh chóng - Chính xác - Tận tình"