Cổng thông tin điện tử
Trung tâm Y tế Huyện Vạn Ninh

Cổng thông tin điện tử Trung tâm Y tế Huyện Vạn Ninh

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VẠN NINH

  • Cổng thông tin điện tử

    Trung tâm Y tế Vạn Ninh

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban giám đốc
    • Sơ đồ tổ chức
  • Các tổ chức
    • Đảng bộ bệnh viện
      • Tổ chức Đảng
      • Văn bản ban hành
    • Công đoàn
      • Hoạt động Công đoàn
      • Văn bản Công đoàn
    • Đoàn thanh niên
      • Tổ chức Đoàn
      • Văn bản Đoàn
      • Các mẫu công tác Đoàn
  • Các khoa, phòng
    • Khoa Lâm sàng
      • Khoa KSBT-HIV/AIDS
      • Khoa CSSKSS-Ngoại TH
      • Khoa Ngoại tổng hợp
      • Khoa Nội tổng hợp
      • Khoa Nhi tổng hợp
      • Khoa Nhiễm
      • Khoa Hồi Sức Cấp Cứu
      • Khoa Khám Bệnh
      • Khoa Dinh dưỡng
      • Khoa Liên chuyên khoa
      • Khoa Y tế Công Cộng
      • Khoa YHCT
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
    • Khoa Cận lâm sàng
      • Khoa Dược - Vật tư TTBYT
      • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa Xét nghiệm
    • Các phòng chức năng
      • Phòng Tài chính kế toán
      • Phòng Điều dưỡng
      • Phòng Tổ chức Hành chính
      • Phòng Kế hoạch nghiệp vụ
      • Giới thiệu các TYT
      • Đội y tế dự phòng
  • Khám chữa bệnh
    • Lịch công tác
    • Danh mục kỹ thuật
  • Tin tức - Sự kiện
    • Chương trình 5S
    • Sự cố y khoa
  • Hoạt động bệnh viện
    • Tin hoạt động
  • Thông tin y học trong nước
  • Văn kiện - Tài liệu
    • VB Cải cách hành chính
    • VB UBND tỉnh
    • VB Trung Ương
    • VB Sở Y Tế
    • VB mời chào giá
    • Văn bản phác đồ điều trị
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Tin hoạt động
 
Khi nào cần nong - cắt bao da qui đầu cho bé?
29/08/2012 00:00:00   2.988 lượt xem

Bao quy đầu là phần da bao phủ quy đầu liên tục với da bao thân dương vật. Bao quy đầu gồm phần da bên ngoài và phần da mỏng bên trong (niệm mạc)  dính vào quy đầu

Giữa phần da mỏng này và quy đầu có một lớp dịch mỏng giúp cho quy đầu TỰ TUỘT LÊN được. Khi lớp dịch này cùng với lớp tế bào của niêm mạc bao quy đấu tróc ra đọng lại thành một đốm trắng được gọi là SMEGMA(Chất bả trắng). Đây là một nguyên nhân  của tình trạng viêm nhiễm ở bao quy đầu.

Bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ quy đầu và miệng sáo (lỗ tiểu). Vai trò này của bao quy đầu được ghi nhận qua những biến chứng từ việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh như loét lỗ tiểu.Ở trẻ sơ sinh bao quy đầu không tuột lên được. Theo thời gian,  bao quy đầu sẽ tự tuột ra dần và đến khoảng 16 tuổi chỉ còn 1% là không tự tuột lên được. Trong khoảng thời gian này có thể một số biến chứng xảy ra như nhiễm trùng bao quy đầu, viêm tắt quy đầu (Balanitis Xerotica Obliterans). Biến hứng nhiễm trùng bao quy đầu có thể điều trị dễ dàng bằng cách tuột bao quy đầu và bôi thuốc có kháng sinh tại chỗ. Riêng biến chứng viêm tắt quy đầu phải điều trị bằng phẫu thuật cắt bao quy đầu vì phần đỉnh của bao quy đầu trở nên xơ chai, mất độ đàn hồi của da quy đầu. Biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ lớn hơn 4 tuổi. Bao quy đầu tuột lên được sẽ giúp giữ vệ sinh tốt cho bộ phận sinh dục vì những chất bẩn không đọng lại được bên trong. Vậy làm thế nào để giữ vệ sinh cho quy đầu? Tuột bao quy đầu: có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi nếu da ở phần đỉnh bao quy đầu mềm mại, mỏng. Tuột bao quy đầu có thể thực hiện một phần (ló một phần quy đầu ra khỏi bao quy đầu) hoặc hoàn toàn (quy đầu lộ ra trọn vẹn khi da quy đầu được kéo hẳn ra sau) tùy theo tuổi của em bé hoặc theo đánh giá của bác sĩ. Thí dụ như một em bé 3 tháng tuổi thì không cần thiết phải tuột hẳn bao quy đầu mà chỉ cần tuột cho ló lỗ tiểu ra nhìn thấy được rồi sau đó phụ huynh tuột dần hàng ngày. Tuy nhiên đối với một bé 5 tuổi thì nên tuột hẳn ra ngay lần đầu nếu có thể. Động tác tuột bao quy đầu nên thực hiện trước khi bé được 3 tuổi.Sau khi bác sĩ tuột bao quy đầu cho trẻ thì hàng ngày phụ huynh phải tuột khi tắm cho cháu. Nếu không tuột liên tục bao quy đầu sẽ hẹp lại.Việc tuột bao quy đầu có khi không thể thực hiện thành công do cấu trúc bao quy đầu có dạng hình ống hoặc em bé lớn tuổi không hợp tác.

Cắtbao quy đầu: chỉ nên thực hiện khi không thể tuột được. Cắt bao quy đầu cũng có những biến chứng như chảy máu sau khi cắt, sưng phù bao quy đầu, cắt ít da, dương vật thụt vào trong sau cắt (bệnh nhân béo phì), thủng niệu đạo, tổn thương quy đầu.

Viết bài

Khoa Ngoại


Tags:
Tác giả: BBT Website
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2014 “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” (06/06/2014)
  • Hội Thi Kiểm Tra Kiến Thức Và Tay Nghề Điều Dưỡng Viên, Hộ Sinh Viên Năm 2013. (15/07/2013)
  • NGÀNH Y TẾ HUYỆN VẠN NINH: TỔ CHỨC KỶ NIỆM 58 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM ( 27/02/1955-27/02/2013) (13/03/2013)
  • Khai giảng khóa đào tạo NVYTTB chương trình Điều dưỡng sơ cấp 6 tháng cho 42 học viên tại TTYT Vạn Ninh do Dự án HTHTYT Quỹ toàn cầu tài trợ (20/09/2012)
  • Lễ Ra Mắt CLB SKSS VTN/ TN Huyện Vạn Ninh. (08/09/2012)
  • Phẩu Thuật mở đặt mảnh ghép,trong điều trị thoát vị bẹn (01/08/2012)
  • Khoa Liên chuyên khoa triển khai kỹ thuật điều trị nội nha (20/04/2012)
  • Ban Quản lý dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ tỉnh Khánh Hòa (PPMU) tổ chức lớp tập huấn Chăm sóc toàn diện – Quản lý điều dưỡng (20/04/2012)
  • Khoa Nhi-Truyền nhiễm điều trị Sốt mò (10/04/2012)
  • Sở Y tế Khánh Hòa tổ chức lễ kỷ niệm 57 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2012). (10/03/2012)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   
Đơn vị chủ quản: TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VẠN NINH

Địa chỉ: Thôn Tân Đức Đông, Xã Vạn Lương, Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 058.3840250

Giấp phép: Số 03/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 17/01/2023.

Liên hệ xin gửi về email: ttyt.vn@khanhhoa.gov.vn

® Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

Chung nhan Tin Nhiem Mang

RSS SiteMap Bookmark